Gắn kết với Thầy
Cách đây cũng hơi khá lâu, thì dân chúng náo loạn bởi vì cái nhà thờ chính tòa ở Torino bị cháy. Thực sự ra thì, không ai muốn nó bị cháy cả. Nhà thờ cháy thì có thể xây lại được, nhưng mà có một cái mà người ta phải lo lắng đó là gì? Đó chính là cái nhà thờ Tôrinô ở Ý đó chứa đựng cái khăn liệm nổi tiếng mà người ta cho rằng đó là khăn liệm Chúa Giêsu khi mà Chúa Giêsu chết. Hóa ra rằng là người ta quý cái khăn liệm hơn là quý cái nhà thờ. Bởi vì cái nhà thờ có thể xây dựng được còn cái khăn liệm thì không thể nào tìm ra.
Nhưng mà rồi có một người thanh niên đã liều mình chấp nhận đổ mồ hôi máu của mình ra để mà đi vào đi vào tận gian cung thánh để mà cứu lấy cái tấm khăn liệm đó khỏi đám cháy và người lính cứu hỏa đã bay vào nhà nguyện và đem ra cái tấm khăn liệm còn nguyên. Và phải nói rằng Anh ta là một người hùng, bởi vì Anh ta đã cứu lấy báu vật.
Thật sự ra, anh ta là một người hùng đã cứu lấy báu vật là tấm khăn liệm đó cũng đúng! Nhưng người Kitô hữu của chúng ta được mời gọi, quan trọng hơn cái tấm khăn liệm đó chính là chúng ta giữ lấy Đức Kitô, chúng ta ôm lấy, chúng ta mặc lấy Đức Kitô trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.
Và trở lại với bài đọc thứ I, Chúng ta nhìn thấy gương mặt rất quen thuộc của thánh Phaolô. Thánh Phaolô gặp nhiều trở ngại, gặp rất là nhiều khó khăn, bởi vì trước đây ngài là người bách hại Chúa, ngài đi bắt đạo.
Nhưng mà rồi, ngài lại quay đầu trở lại với Chúa Giêsu, Đấng mà trước đây ngài đã từng đi bắt. Và cuộc trở lại của thánh Phaolô chúng ta suy nghĩ cho kỹ. Nó không phải là cuộc trở lại bình thường như một người nghiện ma túy không có chơi ma túy nữa! Hay là một người đàn ông có 3, 4 bà vợ. Bây giờ trở lại không sống với 3, 4 bà vợ nữa mà sống với bà vợ của mình. Hay là một người thích đi bia ôm không uống bia nữa trở lại với đời sống đạo đức.
Đó là những cuộc trở lại mà chúng ta thấy xung quanh chúng ta. Đó là những cuộc trở lại về luân lý, và đạo đức. Nếu mà chúng ta nhìn thấy cuộc trở lại của thánh Phaolô về luân lý và đạo đức thì không phải. Chúng ta nên nhớ: thánh Phaolô là một người đạo đức và nhiệt thành, và nhìn thánh giữ luật rất là tỉ mỉ.
Chúng ta thấy người Pharisiêu nhiệt thành thì ngoài việc ăn chay 1 tuần đến 2 lần. Còn chúng ta là người Công giáo chúng ta 1 năm ăn chay có 2 lần mà quên tới quên lui.
Có nhiều người bảo rằng là: chết rồi, ngày hôm nay ăn chay mà quên rồi! Thì bây giờ quên thì ăn lại thôi! Biết sao bây giờ!
Nhưng mà nói tới điều đó, thánh Phaolô không trở lại về mặt luân lý và đạo đức nhưng mà hơn nữa rằng là thánh Phaolô đã trở lại bằng cả cái con người với Chúa Giêsu.
Trước đây, cái con người mang tên Giêsu Phaolô ghét cay ghét đắng. Và thậm chí, xin giấy giới thiệu để mà bắt tất cả những ai mà tin vào cái con người mang tên Giêsu. Ngày xưa thì ghét cay ghét đắng, thế nhưng mà bây giờ trở thành một con người si mê không phải si mê bình thường nữa mà chúng ta thấy cái tâm tình của Phaolô: Tôi sống nhưng không phải là tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi. Sống với tôi là Đức Kitô và chết là mối lợi.
Có khi mình nghe câu nói của thánh Phaolô, Nhưng mà mình chưa thấm được cái lời, cái tâm tình của Phaolô.
Nhiều khi vợ chồng với nhau, nhưng mà có thể, một lúc nào đó hứng thì nói thôi: Sống đối với anh là em, và anh sẵn sàng chết vì em. Nhưng mà một lúc nào đó , người ta không can đảm để mà nói lời đó! Một cái phút chóc nào đó người ta nói lên thôi! Chứ còn không ai dám can đảm như Thánh Phaolô để mà thay đổi cả cuộc đời của mình.
Đó là cốt lõi niềm tin Kitô Giáo. Niềm tin Kitô Giáo không chỉ là giữ một mớ luật luân lý đạo đức. Đó là chưa phải niềm tin Kitô Giáo đích thực. Mà niềm tin Kitô giáo đích thực đó là gắn bó cả cuộc đời của mình với một con người mang tên là Giêsu.
Giữ đạo, giữ luật, giữ một cái hệ thống luân lý, hay là một cái hệ thống tư tưởng về Đức Giêsu rất là tốt! Nhưng đó chỉ là cái việc đến sau thôi. Cái điều đó là cái điều cần nhưng là cái điều căn bản nhất là mình gắn bó cuộc đời với Chúa Giêsu như thế nào?
Và cái chuyện gắn bó Cuộc của mình với Chúa Giêsu. Ngày hôm nay Chúa Giêsu, dùng hình ảnh rất là bình thường để mà diễn tả, rất là dễ thương: Thầy là cây nho, anh em là cành.
Mối liên hệ giữa cây nho và cành cây hay là bất cứ một cái cây nào đó với cành nói lên một cái hệ tư tưởng nói lên một cái hệ thống tư tưởng đó là về Sinh Tử chúng ta liên tưởng đến cái chuyện sinh tử .
Cành cây mà lìa khỏi cây thì sao mà sống được? Cành cây mà lìa khỏi cây thì chỉ có chết thôi.
Và rồi sống niềm tin Kitô giáo là, chúng ta đi sâu trong cái mối Hiệp thông với Chúa Giêsu hơn! Nói thì có thể là lý thuyết, hay là xem ra có thể là thần bí.
Tưởng rằng là giữ đạo, giữ luật nhưng mà, cái tốt hơn là hiệp thông với Chúa Giêsu và để cho cái sự sống của Chúa Giêsu nó chảy trong mình, và cái sự sống của mình nó chảy trong Chúa Giêsu . Và nếu như nói đến đó nhiều người sẽ hỏi rằng là làm sao sống được mối quan hệ sâu xa như vậy? Cây nho và cành nho để diễn tả cái mối liên hệ sống còn giữa cây và cành. Cây và cành nho là thế giới vật chất thôi! để diễn tả cái sự sống còn đó.
Và rồi chúng ta nhìn đến cái hình ảnh nào để mà diễn tả cái mối liên hệ đó?
Mối tình thầy trò, chắc có lẽ chưa đủ, mối tình cha mẹ chắc có lẽ cũng chưa đủ, và chắc có lẽ cao hơn đó chính là cái tình yêu nam nữ, cái tình yêu vợ chồng.
Khi hai người yêu nhau không còn là hai nữa mà là một. Tình yêu của 2 người đó rất là tuyệt vời. Niềm vui của người này cũng là niềm vui của người kia, nỗi buồn của người này cũng là nỗi buồn của người kia . Và cái tình yêu nam nữ đó chia sẻ cái sự sống với nhau.
Và làm sao chúng ta sống cái mối liên hệ sâu xa nhất của chúng ta với Chúa Giêsu. Và chúng ta yêu như thế nào với Chúa Giêsu. Ngoại trừ những cái mối tình sét đánh thì mình không bàn tới. Còn những mối tình yêu chân thật là họ tiếp xúc với nhau, họ khám phá nhau, họ không chỉ nhìn cái nhung nhan bên ngoài, mà họ nhìn cái cách xử sự, cái lối sống, và từ từ , dần dà nó phát sinh ra cái tình yêu. Và rồi với cái tình yêu nam nữ đó, chúng ta lại đặt lại cái tình yêu của chúng ta với Chúa Giêsu.
Ngày mỗi ngày, chúng ta tiếp xúc với Chúa Giêsu qua thánh lễ. Ngày mỗi ngày, chúng ta tiếp xúc với Chúa Giêsu qua Lời của Ngài.
Và rồi Chúa Giêsu, đặt trong trường hợp của chúng ta, chúng ta có hành xử theo cái lối hành xử của Chúa Giêsu hay không?
Chúng ta có phản ứng như phản ứng của Chúa Giêsu hay không? Khi một người hành hạ một người nói xấu một người chà đạp mình chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta sẽ phản ứng như thế nào? và khi chúng ta bị cám dỗ chúng ta sẽ phản ứng như thế nào?
Chúng ta có đặt câu hỏi, chúng ta kết hợp với Chúa Giêsu như thế nào hay không?
Cách cụ thể của chúng ta, chúng ta diễn tả đặc biệt với Chúa Giêsu qua thánh lễ.
“Thầy là cây nho, anh em là cành” cái câu đó diễn tả một cái niềm tin sâu sắc. Và Thánh lễ chính là cái lúc, cái thời điểm tuyệt vời nhất để diễn tả cái niềm tin, cái sự kết hợp giữa ta với Chúa.
Nhưng mà liệu ngày hôm nay, mấy ai giữ được thánh lễ cho trọn vẹn, mấy ai kết hợp mật thiết với Chúa trọn vẹn. Dường như, người ta chỉ đi lễ cho xong và tự vấn an rằng: Tôi đã tham dự đủ thánh lễ.
Và đặc biệt khi rước lễ: vội vã, vội vàng để làm sao đi về cho lẹ. Có những người chưa kịp nhận phép lành cuối lễ, nhưng đã đi ra về rồi! bởi vì người ta không có cái thời gian đủ, để lắng đọng để kết hợp với Chúa Giêsu.
Hồi nhỏ, con nhớ cái bài hát rất là dễ thương:
– Trong tin yêu say đắm, con nhìn Chúa, Chúa nhìn con. Tuy Hai bên chưa nói nhưng đã hiểu nhau thật nhiều.
Khi mà mình kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể và Chúa Giêsu kết hợp với mình. Khi đó cái tình yêu rất tuyệt vời! Máu của Chúa Giêsu chảy trong ta và máu của ta chảy trong Chúa Giêsu. Và khi đó ta kết hợp nên một với Chúa Giêsu , một cái tình yêu rất tuyệt vời!
Như cành nho gắn liền với cây nho, sinh hoa trái. Cuộc đời của mỗi người Kitô Hữu của chúng ta nếu chúng ta gắn bó với Chúa Giêsu, nếu chúng ta yêu mến Chúa Giêsu. Chúng ta yêu thương Chúa Giêsu và chúng ta kết hợp với Chúa Giêsu như thế, thì cuộc đời của chúng ta sẽ cảm thấy mình hạnh phúc. Và không có gì chia cắt được. Như Thánh Phaolô nói:
“Không có gì tách rời tôi khỏi tình yêu Giêsu Kitô dù chiều sâu, chiều cao chiều rộng, dầu là bắt bớ dù là trần truồng, dù là đói khát”.
Cái cảm nghiệm của thánh Phaolô , cái tình yêu của thánh Phaolô và Chúa Giêsu là một cái tình yêu mà chúng ta cần phải chiêm ngưỡng để chúng ta nhìn lại cuộc đời của chúng ta. Chúng ta có gắn bó, chúng ta có yêu Chúa Giêsu như Thánh Phaolô đã trở lại, đã đổi cuộc đời của mình để nên một với Chúa Giêsu hay không?
Ngày hôm nay, giữa một cái cuộc sống cơm áo gạo tiền, cũng không phải phủ nhận được ai ai cũng phải kiếm tiền để mà sống, để mà lo thân, lo tương lai. Nhưng mà đôi khi chỉ vì tiền chúng ta đánh mất, không những đánh mất tình yêu với Giêsu, mà còn đánh mất cái tình yêu với anh chị em đồng loại.
Có khi chỉ vì vài ngàn đồng bạc, vài chục ngàn đồng bạc, mà người ta đã làm tổn thương người khác. Và chỉ có khi vài phút đồng hồ, vài giây đồng hồ mà người ta làm tổn thương tình yêu Giêsu, người ta cũng không ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu.
Xin Chúa ngày hôm nay, cho chúng ta khi nghe lại câu nói của Chúa Giêsu khi nhắc nhớ đến mối tương quan giữa cây nho và cành nho cũng nhắc nhớ cái mối tương quan giữa mỗi người chúng ta. Để chúng ta chấn chỉnh lại cái mối tương quan của chúng ta, chúng ta có yêu Chúa chúng ta có kết hợp thực sự với Chúa không? Nếu như chúng ta kết hợp, chúng ta yêu Chúa đủ, thì tình yêu của chúng ta với Chúa Giêsu sẽ nảy sinh ra nhiều hoa trái như lòng Chúa mong ước. Amen
Huệ Minh
Tin cùng chuyên mục:
ỦY BAN PHỤNG TỰ GIẢI THÍCH VỀ “LỄ CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI” NĂM 2024
Gặp gỡ ‘Luce’: Nhân vật biểu tượng hoạt hình của Vatican cho Năm Thánh 2025
Hiệp thông trong cộng đoàn: Xử lý cơn giận
Đức Thánh Cha Ban Hành Thông Điệp Thứ Tư, “Người Đã Yêu Thương Chúng Ta”