19th SUNDAY (B)
I Kings 19:4-8; Psalm 34; Ephesians 4: 30-5:2; John 6: 41-51
I usually pack a meal as I leave for the airport. Flying across country requires food – breakfast, lunch, or even dinner for the plane. If I should forget, I can pick up something at the airport. Have you ever tried counting restaurants, fast food, ice cream, dessert and coffee places in the terminal as you head for your gate? So much food and such variety! They even sell food on the plane, no longer free, but if you’re hungry, it’s there for the purchase.
Did Elijah just forget to pack some food and water for his desert trip? Not very wise of him, considering the ardors of desert travel. Is it just physical hunger that has him praying for death? How bad are things for him? Pretty bad – and it is not just food for his body that has him so distressed. In fact, his physical needs take second place to his depleted spirit.
How did Elijah get himself in such a predicament anyway – hungry, thirsty and downhearted in the desert? Enter the infamous Jezebel. She was from Tyre and Sidon, the pagan wife of Ahab, Israel’s king. He allowed her to continue worshiping her pagan gods. She even incited her husband to abandon the worship of Yahweh and adopt the rituals of the deities Baal and Asherah. On Mount Carmel Elijah confronted the pagan prophets Jezebel brought with her, won a contest against them and had them slaughtered. (The account is quite spectacular, with even some hints of humor.1 Kings 18:17-40) As a result, Jezebel threatened Elijah’s life and he fled to the desert. That’s where we find him today, praying for death. He could go no further on his own.
But God had plans for the discouraged prophet and would support and guide him on. An angel gave Elijah food and encouragement. “Get up and eat, else the journey will be too long for you!” Angel is derived from the Greek “angelos,” which means “messenger.” Sometimes an angel seems to be a distinct being; other times it may represent God’s presence – the biblical writers’ way of respecting the divine transcendence.
We know that the first readings are chosen because they show similarities and links to the gospel selected for the day. So, we note that Elijah, hungry in the desert, anticipates Jesus’ time in the desert. (We Christians also identify with the church’s time in the desert of Lent.) We know our personal desert times when we have experienced our limitations and dead ends. God provides food for Elijah and Jesus responds to the temptation to turn stones into bread by reminding humans we don’t just need bread for life, but “every word that comes from the mouth of God” (Matthew 4:4).
The Elijah narrative encourages us to trust in the gracious love of God. It’s not a story about someone who has merited and “deserves” help from God. It is a tale of a human who can’t help himself. Which leaves plenty of room for God to move in with bread and water, nourishment to continue the journey.
Which is what God is providing for us today at this Eucharist for whatever desert we find ourselves. Keep in mind God’s nourishment isn’t just for us as individuals, but for a community that finds itself in the desert. As I write this, the New York Times features a front page story of sexual abuse charges against a very high ranking American cardinal. Will it never end! How much more will the church have to suffer hunger in this desert of scandal?
We may not find ourselves hungry and thirsty in the same desert Elijah was in. But life has given most of us a taste – maybe a big one – of our own hunger, fatigue and discouragement. We are all on a journey and we need a food that, not only satisfies us temporarily, but will sustain us to the end with wisdom to guide us on the right path. Life will present us with joys and satisfaction, as well as moments of struggle, loss and pain. We will have love and achievement, but also broken relationships and disappointment. Some of our best made plans and goals falter and even fail. Those we love will support us; but some will let us down when we need them the most. Our travels vary, but as the scriptures remind us today, God will be our constant and supporting presence, guiding and sustaining us in the unique ways we are each called to serve God.
That’s what Elijah discovered at the lowest point of his life, when he was so disillusioned and discouraged he wanted to die. Like us, the program Elijah had to learn was total reliance on God. He was at his life’s limits with no visible means of support. He felt let down by God and unable to provide for himself. Where was the God who first called him into service? By what means could he survive? Certainly not by his own.
What does Elijah learn and what does his experience teach us? He was at the end of his rope and saw no way out. Yet, he gave himself into God’s hands and God fed him with the bread and drink he needed to continue his journey on the mission God had given him.
We learn from Elijah and Jesus today of God’s love for us. We are invited to put our faith into practice. Faith is not an escape from the sometimes harsh realities of life. Elijah must return to face his enemies. Jesus will not escape the pain and death that lies ahead for him. Nor can we just shrug our shoulders and leave everything for God to take care of. Our faith enables us to experience God’s presence with us both as comfort and encouragement, so that we can do what we have to do.
I Các Vua 19: 4-8; Tvịnh 33; Êphêsô 4:30-5:2; Gioan 6: 41-51
Khi nào ra phi trường, tôi thường đem theo thức ăn đóng gói sẵn. Lúc này đi trong nước Mỹ phải đem theo đồ ăn cho tất cả các bữa ăn trong ngày: sáng, trưa và chiều. Nếu tôi quên thì tôi thường mua đồ ăn trong phi trường. Bạn có bao giờ thủ đếm có bao nhiêu tiệm ăn ở phi trường không? Nào thức ăn nhanh, nhà hàng, tiệm kem, bán các món tráng miệng, tiệm bán cà phê và nhiều loại thưc phẩm khác ở phi trường trên đường bạn đi ra cửa máy bay. Trên máy bay họ có bán đồ ăn chứ không còn miễn phí nữa.
Ngôn sứ Êlia chỉ quên gói theo thức ăn và nước cho chuyến đi qua sa mạc của mình chăng? Thật ông ta không khôn ngoan vì ông ta phải vượt qua sa mạc. Có phải do ông ta đói về thể xác nên ông ta xin được chết đi hay không? Mọi sự rất khó khăn cho ông ta. Và không những chỉ đói về thể xác mà ông ta mất cả tinh thần. Thật ra thì phần xác của ông ta chỉ là phần thứ hai của tinh thần mệt mỏi suy kiệt của ông.
Tại sao ông đói khát, yếu sức và chán nản trong sa mạc? Do chuyện bà Izabel. Bà ta là người Tyre và Sidon, là kẻ ngoại đạo, vợ vua Ahab, vua của Israel. Vua Akhab vẫn để bà ta tiếp tục thờ thần ngoại. Bà ta còn muốn xúi dục vua Akhab bỏ việc thờ phượng Đức Chúa và chấp nhận các nghi lễ thờ cúng thần Baal và Asherah. Trên núi Carmel ông Êlia đối đáp với các tiên tri ngoại giáo do bà Izabel đem đến. Ông ta thắng họ trong một cuộc thử thách và hạ sát họ (câu chuyện này rất ngoạn mục và với biện luận rất hài hước được trích trong sách 1Vua 18: 17-40). Vừa sau kết quả của cuộc thách đấu, bà Izabel đe dọa đến tính mạng của ông Elia. Vì thế ông ta phải chạy trốn ra sa mạc. Và hôm nay chúng ta gặp ông Elia cầu xin cho được chết. Ông ta không còn sức để đi xa hơn nữa.
Nhưng, Thiên Chúa có kế hoạch cho vị ngôn sứ đang mệt mỏi và nản lòng này. Ngài sẽ trợ giúp và hướng dẫn ông ta dấn bước. Một thiên sứ cho ông ta lương thực và nước uống rồi khuyến khích ông ta “ngồi dậy mà ăn, vì ngươi còn phải đi đường xa”. Trong tiếng Hy lạp “thiên sứ” có nghĩa là người “đưa tin”. Đôi khi thiên sứ có thể là một người nào khác. Và có khi thiên sứ là sự hiện diện của Thiên Chúa. Các tác giả Kinh Thánh thường có cách kính trọng sự hiên diện của Thiên Chúa.
Chúng ta biết là bài đọc thứ nhất thường được chọn vì có liên quan đến bài phúc âm ngày hôm đó. Bởi thế chúng ta thấy ông Elia đói trong sa mạc, và cho chúng ta biết Chúa Giêsu cũng ở trong trường hợp đói trong sa mạc. (Chúng ta, người Kitô hữu thường nghĩ đến thời gian trong sa mạc là Mùa Chay). Chúng ta biết thời gian riêng của chúng ta trong sa mạc là khi chúng ta có kinh nghiệm trãi qua sự yếu đuối của chúng ta đến cùng cực. Thiên Chúa trao ban lương thực cho ông Elia, và Chúa Giêsu đáp lại sự cám dỗ bảo Ngài làm đá hóa ra bánh để nhắc chúng ta nhớ con người không chỉ cần bánh để sống “nhưng nhờ mọi lời từ miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4:4)
Câu chuyện ngôn sứ Elia khuyến khích chúng ta tin tưởng vào tình yêu thương của Thiên Chúa. Đó không phải là câu chuyện về một người được Thiên Chúa khen ngợi là “xứng đáng” được Ngài khen. Đó là câu chuyện một con người không thể tự giúp mình được. Nên Thiên Chúa phải tác động nhiều lần bằng bánh và nước giúp nuôi dưởng trên đường đi.
Đó là điều Thiên Chúa trao ban cho chúng ta hôm nay trong Bí Tích Thánh Thể này, cho bất kỳ sa mạc nào chúng ta gặp trong cuộc sống. Nên nhớ là lương thực Thiên Chúa ban không phải chỉ riêng cho từng người một, nhưng là lương thực cho cộng đoàn đang ở trong sa mạc. Trong lúc tôi viết bài giảng này, báo New York Times có đăng tin trên trang nhất bài về việc lạm dụng tình dục của một Hồng Y người Hoa kỳ. Thật không biết bao giờ những chuyện này chấm dứt được! và giáo hội còn gặp bao nhiêu đói khát lạm dụng như thế trong sa mạc trần thế này?
Chúng ta có thể không gặp trường hợp đói trong sa mạc như ông Elia. Nhưng, cuộc sống đã cho chúng ta nếm trãi một số việc lớn lao của sự đói khát, mệt mỏi và chán nản. Chúng ta trên hành trình về đất hứa và cần lương thực không chỉ cho chúng ta trong chốc lát, nhưng để giúp chúng ta có đủ năng lực đi suốt chặng đường dài đên mục đích cuối với ơn khôn ngoan dẫn dắt chúng ta đi đúng hướng. cuộc sống sẽ mang đến cho chúng ta niềm vui và sự hài lòng, cũng như những lúc chiến đấu, mất mát và đau khổ. Chúng ta sẽ được tình thương và thành quả, nhưng cũng sẽ gặp khó khăn và chán nản vì mất đi những mối quan hệ và thất vọng. Một số kế hoạch và mục tiều được thục hiện tốt nhất của chúng ta đã bị bị hư nát và tan vỡ. Nhưng, những người thân thương của chúng ta sẽ giúp đỡ chúng ta, mà cũng có người bỏ rơi chúng ta khi chúng ta cần họ nhiều nhất. Chặng đường chúng ta đi còn thay đổi nhiều điều, nhưng hôm nay Kinh Thánh nhắc chúng ta nhớ là Thiên Chúa sẽ luôn luôn nâng đỡ hướng dẫn chúng ta với một cách riêng biệt theo lời mời gọi đến từng người trong chúng ta để phục vụ Thiên Chúa.
Đó là điều ông Elia cảm thấy trong lúc ông ta yếu đuối tận cùng đến nỗi ông ta chán nản và muốn chết đi. Chúng ta cũng vậy. Bài học của ông Elia nói với chúng ta là hãy hoàn toàn trông cậy vào Thiên Chúa. Ông ta đã đến tận cùng và không có cách nào tự giúp mình được. Đấng đã kêu gọi ông ta phục vụ đang ở đâu? Bằng cách nào dể ông ta vẫn còn sống sót được chăng? Chắc chắn là ông ta không tự mình làm gì được rồi.
Ông Elia học được điều gì và có kinh nghiệm gì để dạy chúng ta không? Ông ta đang ở chổ cuối cùng của cuộc sống, và không lối thoát. Tuy nhiên, ông đã tự phó dâng mình trong tay của Thiên Chúa và Thiên Chúa ban lương thực, bánh và nước đủ cần thiết để ông tiếp tục cuộc hành trình trong sứ vụ Thiên Chúa đã giao.
Chúng ta học từ bài học của ông Elia và Chúa Giêsu hôm nay đó là tình yêu thương cúa Thiên Chúa đối với chúng ta. Chúng ta được mời gọi hãy thực hành đức tin của chúng ta. Đức tin không phải là một lối thoát khỏi vòng đời đắng cay, khi chúng ta gặp khó khăn trong cuộc sống. Như ông Elia phải trở về đối diện với kẻ thù. Như Chúa Giêsu không tránh khỏi đau khổ và cái chết trước mặt. Chúng ta cũng vậy. Chúng ta không tránh khỏi những gánh nặng cuộc sống và để giao hết mọi sự cho Thiên Chúa lo liệu. Đức tin của chúng ta cho chúng ta có thể cảm nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa với chúng ta để an ủi và khuyến khích chúng ta giúp thi hành bổn phận của mình.
Chuyển ngữ: FX. Trong Yên, OP
Tin cùng chuyên mục:
Thập Giá Luôn Có Đó Trên Hành Trình Kitô Hữu – Suy Niệm Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (24/11)
CƠ HỘI NÀO CHO NGƯỜI TRẺ “CHỮA LÀNH”…
Chuyện từ người chết
Nhặt một ước mơ