HAI CON NGƯỜI, HAI ƠN GỌI
Mt 16, 13 – 19
Này Phêrô, Thầy bảo cho con biết: Phêrô nghĩa là đá; trên đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy và quyền lực hỏa ngục sẽ không thắng nổi.Thầy sẽ trao cho con chìa khóa Nước Trời; điều gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc… (Mt 16, 13-19)
Ơn gọi của Phêrô cũng giống như các môn đồ khác. Ngài thuộc nhóm bốn môn đồ đầu tiên. Phêrô và Anrê trước kia là môn đồ của Gioan Tẩy giả. Điều đặc biệt với Phêrô, đó là: ngài là người duy nhất được Chúa Giêsu đổi tên từ Simon ra Phêrô. Theo truyền thống Do thái, điều đó có ý nghĩa là ngài được trao cho một sứ mạng đặc biệt (Mt 16, 16).
Trong khi đó, Phaolô lại được gọi cách bất ngờ, mạnh mẻ. Chúa Giêsu dùng quyền mà khuất phục Phaolô, biến ông từ kẻ chống đối dữ dội, thành tông đồ nhiệt thành. Bài TM hôm nay chỉ đề cập đến Phêrô, nhưng chắc chắn không làm lu mờ địa vị của Phaolô.
a. Qua bài Tin Mừng này, qua lời tuyên xưng của Phêrô, Chúa Kitô nhận ra ngay Ý Chúa Cha chọn Phêrô, nên mới soi sáng cho Phêrô biết bản tính siêu việt của Thiên Chúa. Vì thế, Chúa Kitô liền tuyên bố thiết lâp Hội Thánh trên nền tảng “Đá Phêrô” và công bố quyền lực tử thần không lấn át nổi; đồng thời Người cũng trao chìa khóa Nước Trời cho Phêrô.
Người ta có thể trách Chúa Giêsu, sao lai chọn các môn đồ tệ đến như vậy! Phêrô chối Chúa ba lần; Phaolô bắt bớ dữ dôi Hội Thánh Chúa. Thực ra, sau khi Chúa Thánh Thần đến, các ông hoàn toàn biến đổi, biến đổi đến ta phải kinh ngạc, sửng sờ. Người ta thường trách Chúa Giêsu vì đã chọn Phêrô là người chối Chúa; trách như thế là lầm to; Chúa Kitô hiểu rõ Phêrô hơn ta nhiều! Trên đời này, trừ Mẹ Maria ra, khó có người nào đã không sai lầm hay yếu đuối trong cuộc sống.Người ta lại càng ngạc nhiên hơn nữa khi nhìn đến cuộc đời của Phaolô, càng cho ta thấy rõ về ơn sủng của TC tác động trong tâm hồn chúng ta mạnh mẻ là chừng nào! Trước khi bị TC khuất phục, Phalolô còn rất tre, lại có thế giá trong giáo quyền Do thái. Là người biệt phái nhiệt thành, lại có quốc tịch Rôma nữa. Vậy mà khi bị Chúa chiếm hữu, Phaolô hoàn toàn đổi mới; từ một người bắt bớ các tín hữu Kitô, Phaolô nay là nhà truyền giáo lỗi lạc, không hổ thẹn, với sự nghiệp truyền giáo đồ sộ, là nhà thần học xuất sắc. Vậy mà tất cả những gì Phaolô làm được, ngài cho là chỉ do ân sủng của TC mà thôi (1 Cor 3, 5+). Phaolô khẳng định mạnh mẻ: “đối với tôi, sống là Đức Kitô”. “Tôi không muốn biết điều gì khác, ngoài Đức Kitô chịu đóng đinh”. “Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gal 2, 20)Thực ra, cả hai vị tông đồ đều đi cùng một con đường: “đến với Đức Kitô, vì Đức Kitô và cho Đức Kitô” như lời Phaolô nói: “Tôi biết, tôi đang tin vào ai…”.
b. Mỗi người Kitô hữu chúng ta khi lãnh nhận BT rữa tội, là lãnh nhận cùng một sứ mạng như hai vị tông đồ cả mà chúng ta kính nhớ hôm nay. Dù chúng ta không có địa vị như các ngài, thánh thiện, tài năng như các ngài; tuy nhiên điều quan trọng Chúa đòi hỏi nơi mỗi người chúng ta, không phải là ta sẽ làm được điều gì, hơn là chúng ta sẵn sàng sống và chết cho Đức Kitô, như lời Phaolô nói: Tôi không muốn biết điều gì khác ngoài Đức Kitô.
Hội Thánh Chúa Kitô, được xây dựng trên những con người bề ngoài có vẽ tầm thường; nhưng rõ ràng với ơn sũng của Thánh Thần, Hội Thánh không có gì mà không làm được. Ta có tin vào Hội Thánh, nhất là tin vào Chúa Kitô là Đầu của Hội Thánh không?
Sưu tầm
Tin cùng chuyên mục:
Thập Giá Luôn Có Đó Trên Hành Trình Kitô Hữu – Suy Niệm Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (24/11)
CƠ HỘI NÀO CHO NGƯỜI TRẺ “CHỮA LÀNH”…
Chuyện từ người chết
Nhặt một ước mơ