Sunday (May 26): “My peace I give to you”Scripture: John 14:23-29 23 Jesus answered him, “If a man loves me, he will keep my word, and my Father will love him, and we will come to him and make our home with him. 24 He who does not love me does not keep my words; and the word which you hear is not mine but the Father’s who sent me. 25 “These things I have spoken to you, while I am still with you. 26 But the Counselor, the Holy Spirit, whom the Father will send in my name, he will teach you all things, and bring to your remembrance all that I have said to you. 27 Peace I leave with you; my peace I give to you; not as the world gives do I give to you. Let not your hearts be troubled, neither let them be afraid. 28 You heard me say to you, `I go away, and I will come to you.’ If you loved me, you would have rejoiced, because I go to the Father; for the Father is greater than I. 29 And now I have told you before it takes place, so that when it does take place, you may believe. | Chúa Nhật 26-5 Thầy ban bình an của Thầy cho anh emGa 14,23-29 23 Đức Giê-su đáp: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy.24 Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy.25 Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em.26 Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.27 Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi.28 Anh em đã nghe Thầy bảo: “Thầy ra đi và đến cùng anh em”. Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đi về cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy.29 Bây giờ, Thầy nói với anh em trước khi sự việc xảy ra, để khi xảy ra, anh em tin. |
Meditation: Do you know the love that surpasses all, that is stronger than death itself (Song of Songs 8:6)? In Jesus’ last supper discourse he speaks of the love he has for his disciples and of his Father’s love. He prepares his disciples for his imminent departure to return to his Father by exhorting them to prove their love for him through their loyalty and obedience to his word. He promises them the abiding instruction and consolation of the Holy Spirit. God unites us to himself in a bond of love and peace Saint Augustine says the Lord loves each of us as if there were only one of us to love. God’s love for each of us is as real and tangible as the love of a mother for her child and the love of a lover who gives all for his beloved. God made us in love for love – to know him personally and to grow in the knowledge of his great love for us and to love him in return. How can we know and be assured of the love of God? The Holy Spirit helps us to grow in the knowledge of God and his great love. The Spirit enables us to experience the love of God and to be assured of the Lord’s abiding presence with us (see Romans 8:35-39). The Holy Spirit also opens our ears to hear and understand the word of God. Do you listen attentively to God’s word and believe it? Ask the Holy Spirit to inflame your heart with the love of God and his word.
The true nature of peace Do you know the peace which surpasses all understanding (Philippians 4:7)? In his farewell discourse Jesus grants peace as his gift to his disciples. What kind of peace does he offer? The peace of Christ is more than the absence of trouble. It includes everything which makes for our highest good. The world’s approach to peace is avoidance of trouble and a refusal to face unpleasant things. Jesus offers the peace which conquers our fears and anxieties. Nothing can take us from the peace and joy of Jesus Christ. No sorrow or grief, no danger, no suffering can make it less.
How can we attain the peace which the Lord Jesus offers his followers? Through the gift and work of the Holy Spirit who dwells within us, the Lord Jesus shows us how to yield our passions of anger, fear, and pride to him so we can receive his gift of peace. The Holy Spirit helps us in our weakness and strengthens us with his gifts and supernatural virtues which enable us to live as wise and holy disciples of Christ.
Caesarius of Arles (470-542 AD), an early church bishop in Gaul who was noted for his godly wisdom and preaching of Scripture, linked peace with the character of Christ and the Christlike virtues which help us to grow as disciples of Jesus Christ. Caesarius describes some of the key character traits (virtues) which form us into true people of peace: “Peace, indeed, is serenity of mind, tranquility of soul, simplicity of heart, the bond of love, the fellowship of charity. It removes hatred, settles wars, restrains wrath, tramples on pride, loves the humble, pacifies the discordant and makes enemies agree. For it is pleasing to everyone. It does not seek what belongs to another or consider anything as its own. It teaches people to love because it does not know how to get angry, or to extol itself or become inflated with pride. It is meek and humble to everyone, possessing rest and tranquility within itself. When the peace of Christ is exercised by a Christian, it is brought to perfection by Christ. If anyone loves it, he will be an heir of God, while anyone who despises it rebels against Christ. “When our Lord Jesus Christ was returning to the Father, he left his peace to his followers as their inherited good, teaching them and saying, ‘My peace I give to you, my peace I leave with you.’ Anyone who has received this peace should keep it, and one who has destroyed it should look for it, while anyone who has lost it should seek it. For if anyone is not found with it, he will be disinherited by the Father and deprived of his inheritance.” (Sermon 174.1) “Lord Jesus, in love you created me and you drew me to yourself. May I never lose sight of you nor forget your steadfast love and faithfulness. And may I daily dwell upon your word and give you praise in the sanctuary of my heart, You who are my All.” | Suy niệm:Bạn có biết tình yêu vượt trổi và mạnh hơn cả sự chết không (Dc 8,6)? Trong bài diễn từ ở bữa tiệc ly, Ðức Giêsu nói về tình yêu mà Người dành cho các môn đệ và tình yêu của Cha. Người chuẩn bị cho các môn đệ sự ra đi sắp tới của mình để về cùng Cha, bằng việc khích lệ họ minh chứng tình yêu dành cho Người ngang qua sự trung thành và vâng phục của họ đối với Lời Người. Người hứa với họ sự hướng dẫn và an ủi tồn tại mãi mãi của Chúa Thánh Thần.
Thiên Chúa liên kết chúng ta với chính Người trong mối dây tình yêu và bình an Thánh Augustine nói Thiên Chúa yêu thương mỗi người chúng ta như thể chỉ có một người trong chúng ta để yêu thương. Tình yêu Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta là thật sự và rõ ràng như tình yêu của một người mẹ dành cho con mình và tình yêu của một người yêu, người cho đi tất cả cho người mình yêu. Thiên Chúa tạo dựng nên chúng ta cho tình yêu – để nhận biết chính Người và lớn lên trong sự hiểu biết về tình yêu vĩ đại của Người dành cho chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể biết được và chắc chắn về tình yêu của Thiên Chúa? Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng ta lớn lên trong sự hiểu biết về Thiên Chúa và tình yêu cao cả của Người. Kinh thánh giúp chúng ta cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa và bảo đảm về sự hiện hữu tồn tại mãi mãi của Thiên Chúa với chúng ta (Rm 8,35-39). Chúa Thánh Thần cũng mở tai chúng ta để lắng nghe và hiểu biết Lời Chúa. Bạn có chăm chú lắng nghe Lời Chúa và tin tưởng vào nó không? Hãy cầu xin Chúa Thánh Thần đốt lên trong bạn sự yêu mến Thiên Chúa và Lời của Người. Bản chất đích thật của bình an Bạn có biết sự bình an vượt trổi trên tất cả sự hiểu biết không (Pl 4,7)? Đức Giêsu ban sự bình an như ân huệ của Người cho các môn đệ. Loại bình an nào Người ban cho? Bình an của Đức Kitô hơn cả sự vắng mặt của phiền muộn. Sự bình an bao gồm mọi thứ đem lại lợi ích cao lớn nhất của chúng ta. Con đường dẫn tới sự bình an của thế gian là sự tránh né sự phiền muộn và sự từ chối đối diện với những gì khó chịu. Đức Giêsu ban sự bình an chế ngự những nỗi sợ hãi và lo lắng của chúng ta. Không có gì có thể lấy khỏi chúng ta sự bình an và niềm vui của Đức Giêsu Kitô. Không nỗi đau hay buồn phiền nào, không nguy hiểm nào, không đau khổ nào có thể làm nó suy giảm. Làm thế nào chúng ta có được sự bình an mà Chúa Giêsu ban cho các môn đệ? Ngang qua ân huệ và hoạt động của Chúa Thánh Thần, Đấng ngự trong chúng ta, Chúa Giêsu bày tỏ cho chúng ta cách thức quy phục các cảm xúc nóng giận, sợ hãi, và kiêu ngạo trước Người, để chúng ta có thể lãnh nhận ân huệ bình an của Người. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta trong sự yếu đuối và củng cố chúng ta với các ơn huệ và nhân đức của Người, chúng sẽ giúp chúng ta sống khôn ngoan và thánh thiện như người môn đệ của Đức Kitô. Caesarius Arles (470-542 AD), một Giám mục thời sơ khai ở Gaul đã ghi chú giải cho bài giảng của mình và sự bình an của Kinh thánh, nối kết sự bình an với đặc tính của người tín hữu – các nhân đức củng cố chúng ta trong việc sống như người môn đệ của Đức Kitô. Caesarius mô tả vài dấu hiệu then chốt nổi bật hình thành chúng ta trong con người bình an đích thật như sau: “Quả thật, bình an là sự thanh thản của tâm trí, là sự tĩnh lặng của tâm hồn, sự đơn thành của cõi lòng, là dây nối kết của lòng mến, là tình bằng hữu của đức ái. Nó xua đi sự hận thù, hòa giải các chiến tranh, xoa dịu cơn thịnh nộ, giẫm nát sự kiêu ngạo, yêu mến kẻ khiêm nhường, giải quyết sự bất hòa và làm cho các kẻ thù nên hòa thuận. Nó làm vui lòng mọi người. Nó không tìm kiếm những gì thuộc về người khác hay coi bất kỳ vật gì là của riêng mình. Nó dạy mọi người yêu mến bởi vì nó không biết làm thế nào để giận dữ, hay tự tôn hay trở nên tự mãn vì kiêu ngạo. Nó nhu mì và khiêm tốn với mọi người, có được sự yên nghỉ và tĩnh lặng trong mình. Khi bình an của Đức Kitô được người tín hữu áp dụng, nó sẽ mang tới sự trọn lành nhờ Đức Kitô. Nếu ai yêu mến nó, họ sẽ là người thừa kế của Thiên Chúa, trong khi ai coi thường nó sẽ chống lại Đức Kitô. Khi Chúa Giêsu Kitô của chúng ta trở về cùng Chúa Cha, Người đã để lại bình an của mình cho các môn đệ như sự lợi ích được thừa hưởng của họ, Người dạy họ và nói rằng: Thầy ban bình an của Thầy cho anh em, Thầy để lại sự bình an của Thầy cho anh em. Ai đón nhận sự bình an này phải giữ lấy nó, còn ai tiêu hủy nó phải khát khao nó, và ai đánh mất nó phải tìm kiếm nó. Vì nếu họ không tìm kiếm nó, họ sẽ không được thừa kế bên Chúa Cha và bị tước đi quyền thừa kế của mình (Bài giảng 174.1). Lạy Chúa Giêsu, trong tình yêu Chúa đã dựng nên con và Chúa đã lôi kéo con đến với Chúa. Chớ gì con không bao giờ rời mắt khỏi Chúa, cũng không quên tình yêu và lòng trung tín kiên vững của Chúa. Và chớ gì con sống với lời Chúa hằng ngày và dâng Chúa lời ca ngợi trong cung lòng của con, Chúa là tất cả của con.
|
Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu – chuyển ngữ
Tin cùng chuyên mục:
ỦY BAN PHỤNG TỰ GIẢI THÍCH VỀ “LỄ CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI” NĂM 2024
Gặp gỡ ‘Luce’: Nhân vật biểu tượng hoạt hình của Vatican cho Năm Thánh 2025
Hiệp thông trong cộng đoàn: Xử lý cơn giận
Đức Thánh Cha Ban Hành Thông Điệp Thứ Tư, “Người Đã Yêu Thương Chúng Ta”