Nhân vật trong các câu chuyện của Giovanni thường là người có tính liều lĩnh nhưng lại đạo đức, xoay quanh những trò đùa, những giai thoại và các tên được lấy từ bùn lầy của quá khứ. Chính những câu chuyện này đã gây cho người trẻ sự chú ý. Và không phải ngẫu nhiên mà Sciphoni được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn là người giới thiệu chương trình trong buổi khai mạc Thượng HĐGM về giới trẻ vừa qua.
Sau khi tham gia một chương trình với tên gọi “Vị thánh của ngày”, do đài truyền hình TV 2000, đài truyền hình trực thuộc Hội đồng Giám mục Ý, Giovanni đã tiếp tục ý tưởng này qua việc dùng mạng xã hội để đưa thông tin đến cho mọi người về niềm vui, ý nghĩa của cuộc sống.
Anh chia sẻ: “Một câu hỏi luôn đến với tôi ‘làm thế nào để nói về một vị thánh cho một em bé chưa biết Chúa?, cho người đang nói chuyện với tôi là một người chưa bao giờ học giáo lý về đạo Công giáo. Niềm vui và nỗi buồn một tư tưởng đến với tôi. Một Kitô hữu buồn là một Kitô hữu đáng buồn. Thánh Filippo Neri, don Bosco và nhiều vị thánh khác trước tôi đã mạnh mẽ giới thiệu tiếng cười trong đức tin. Hai điều này có liên quan với nhau. Không phải tình cờ mà trong tiếng Ý tính từ “dí dỏm, hài hước” tương tự như “tinh thần”. Tinh thần cần phải được nâng đỡ bằng những niềm vui, câu chuyện vui lành mạnh. Hơn nữa Chúng ta có thể tin hay không, nhưng những câu hỏi lớn về sự sống sau cái chết, ý nghĩa cuộc sống, những ảnh hưởng con người của Chúa Giêsu trên chúng ta, tất cả vấn đề sâu sắc này không có thể không làm cho chúng ta có những suy nghĩ phức tạp. Tôi tin rằng càng đi sâu vào tìm hiểu những vấn đề này chúng ta càng không tránh khỏi tiếng cười.
Cuộc đời anh hùng của các thánh làm tôi say mê. Anh hùng là một người có khả năng làm một điều gì đó mà một người bình thường không thể làm được; thánh nhân là người đáp trả một cách khiêm nhường nhưng anh hùng lời mời gọi của Thiên Chúa. Đọc câu chuyện của các ngài là một niềm an ủi, thúc đẩy tôi suy nghĩ về một niềm hy vọng dành cho mọi người.
Trong các video anh luôn tập trung vào những điểm yếu của các vị thánh, các nhân vật luôn thúc bách Thiên Chúa và gợi cho Ngài những câu hỏi khó chịu. Anh cố ý làm như vậy bởi vì hai lý do; thứ nhất muốn cho thấy Thiên Chúa hành động qua những giới hạn của con người, trước đó có thể qua những tài năng; thứ hai đó là đức tin. Vấn đề không phải là những gương xấu nhưng là đức tin; chúng ta tin ở mức độ nào, chúng ta đứng vững được bao nhiêu. Chính vì thế không phải là chuyện tình cờ mà Chúa Giêsu là người đã làm cho nhiều người khó chịu.
Đức Thánh Cha Phanxicô khi nói về việc cầu nguyện Ngài nói rằng chúng ta phải xông vào, phải có hành động mạnh hướng về Thiên Chúa. Trong những năm trước, cha linh hướng của tôi đã mời tôi “nổi giận với Thiên Chúa”. Vâng khi cầu nguyện cần phải luôn xác tín, dùng tất cả con người mình để cầu nguyện, chân thành, phải thực sự “quấy rầy” Thiên Chúa, đời sống cầu nguyện phải thực sự thấm nhập vào cuộc sống thường ngày của chúng ta, lấy thời gian của chúng ta bao nhiêu có thể. Đối với tôi giờ cầu nguyện là thời gian giúp tôi làm chậm lại nhịp sống vội vã của tôi. Thực tế đôi khi đã làm cho tôi mất định hướng, mất ý nghĩa, việc cầu nguyện trả lại cho tôi những điều này.
Tôi được sinh ra trong một gia đình Công giáo nhưng tôi cũng đã trải qua những giai đoạn khủng hoảng, lầm lẫn. Khi sống trong những giai đoạn này, từ bé tôi không thể vượt qua. Nhưng rồi cùng với vợ chúng tôi tham vào những hội đoàn Công giáo, chính nơi đây chúng tôi được hướng dẫn từ những bậc thầy về đường thiêng liêng, những người luôn dấn thân cho ơn gọi Kitô hữu. Giờ đây tôi đã hiểu càng cầu nguyện, chúng ta càng được khích lệ, hoan hỷ.
Đối với Giovanni Scifoni thì câu nói: “Một vị thánh buồn là một bị thánh đáng buồn” thực sự đúng trong mọi trường hợp đặc biệt cuộc đời của anh.
Ngọc Yến – Vatican
Nguồn:https://www.vaticannews.va/vi.html
Tin cùng chuyên mục:
ỦY BAN PHỤNG TỰ GIẢI THÍCH VỀ “LỄ CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI” NĂM 2024
Gặp gỡ ‘Luce’: Nhân vật biểu tượng hoạt hình của Vatican cho Năm Thánh 2025
Hiệp thông trong cộng đoàn: Xử lý cơn giận
Đức Thánh Cha Ban Hành Thông Điệp Thứ Tư, “Người Đã Yêu Thương Chúng Ta”