Gia đình không phải là một thời trang, nhưng là một món quà thiêng liêng: đóng góp của Châu Phi cho Hội nghị Thế giới về gia đình

424 lượt xem 28 Tháng Ba, 2018

Gia đình không phải là một thời trang, nhưng là một món quà thiêng liêng: đóng góp của Châu Phi cho Hội nghị Thế giới về gia đình

Kara – Ba năm một lần Giáo Hội triệu tập một Hội nghị Thế giới về gia đình cho khắp thế giới. Năm 2018 Hội nghị sẽ được tổ chức tại Dublin, Ireland, từ ngày 21 đến ngày 26 tháng 8. Mục đích chính sẽ là “ca tụng Tin Mừng của gia đình”. Cha Donald Zagore, nhà thần học của Hiệp hội truyền giáo Châu Phi, bình luận về sự tham dự của Đức Giáo Hoàng tại hội nghị thế giới: “Chúng ta hãy bắt đầu từ một số liệu: phù hợp với Thượng hội đồng về gia đình, được phê chuẩn từ Tông huấn Amoris Laetitia, chúng ta phải nhận ra những nỗ lực để làm cho gia đình có được vai trò và phẩm giá xứng đáng. Gia đình là nền tảng của xã hội loài người. Không có gia đình, xã hội không tồn tại”. Donald Zagore tiếp tục: “Trong bối cảnh xã hội châu Âu, nơi các vấn đề về giống ngày càng được cảm nhận, với việc bãi bỏ giới tính và căn tính, với các vấn đề như nhận con nuôi của các gia đình đồng tính, và với nỗ lực tái xác định khái niệm gia đình – không còn là nét đặc thù duy nhất của đôi vợ chồng nam nữ – cần phải tiếp tục gióng lên tiếng nói ngôn sứ của chúng ta để không tự hủy hoại xã hội chúng ta, phá huỷ những gì tạo thành bản chất của xã hội: gia đình”.

Cha Zagore nhấn mạnh: “Theo nghĩa này, Châu Phi có nhiều điều để dạy cho người Châu Âu. Trước hết, đối với Châu Phi, sự thánh thiêng của gia đình là điều không thể nghi ngờ và bất khả xâm phạm. Gia đình không phải là mốt là thời trang mà có thể được thực hiện và đánh bại bởi sự thay đổi đơn giản của xã hội. Gia đình là một món quà thiêng liêng mà giá trị của nó được truyền đi với sự quan tâm lớn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đối với Châu Phi, gia đình được xây dựng dựa trên sự kết hợp của một người đàn nam và một người nữ, và mở ra cho sinh sản. Đứa trẻ là một món quà thiết yếu của Thiên Chúa dành cho gia đình. Ngài là biểu tượng của sự sống. Đó là tương lai của gia đình. Một đứa trẻ đối với các gia đình châu Phi cũng giống như bảo hiểm nhân thọ cho các gia đình Châu Âu. Đây là lý do tại sao một sự dồi dào của trẻ em vẫn là một phước lành cho một gia đình, miễn là phải có trách nhiệm”.

Nhà thần học giải thích: “Hơn nữa nếu điều kiện của phụ nữ cần được cải thiện, thì vai trò và giá trị của cả hai giới (nam và nữ) là mấu chốt. Là một người nam hoặc là một người nữ không phải là một điều xấu hổ, nhưng là một niềm tự hào. Căn tính là thiêng liêng. Phụ nữ và nam giới được trao quyền và nghĩa vụ dựa trên căn tính của họ là nam hoặc nữ. Một người được sinh ra với một căn tính và với mục đích của cuộc sống là đạt được sự trưởng thành về chính căn tính của mình. Sự giáo dục toàn diện cho người nam nữ được định hướng theo hướng này “.

P. Zagore kết luận: “Tính năng động cơ bản của gia đình dựa trên mối quan hệ chặt chẽ hoàn hảo của căn tính (nam – nữ). Phá huỷ căn tính đồng nghĩa với việc phá hủy gia đình. Phá hủy  gia đình có nghĩa là phá hủy xã hội”. (Agenzia Fides 27/3/2018)

                                                                                                               Ngọc Yến