Ưu tiên của Đức Phanxicô: Hình ảnh Giáo hội chứ không phải bánh xe giáo triều

139 lượt xem 14 Tháng Ba, 2018

Ưu tiên của Đức Phanxicô: Hình ảnh Giáo hội chứ không phải bánh xe giáo triều

Thứ ba 13-3, Đức Phanxicô mừng kỷ niệm năm năm triều giáo hoàng. Xa vũ trụ thu nhỏ, ước mong của ngài là làm việc cho một “Giáo hội nghèo, cho người nghèo”, ngược với một Giáo hội công giáo trưởng giả và giảng đạo đức.

Đức Phanxicô không có lịch điện tử. Ngài vẫn còn dùng giấy, viết chì, cục tẩy. Như thế không có tin báo tự động nhắn cho ngài biết thứ ba này sẽ là ngày kỷ niệm năm năm mình được bầu chọn. Với ngài, đây là một ngày bình thường. Đôi khi ngài mừng ngày này bằng cách tiếp người nghèo. Năm nay, ngày 19 tháng 3, ngày Ngài đăng quang ngôi giáo hoàng, ngày lễ Thánh Giuse, ngài sẽ phải ký một tông huấn về chủ đề “thánh thiện”.

Nhưng “thời gian” đối với ngài là một đồng minh. Tháng 11 năm 2013, năm ngài được bầu chọn, ngài đã giải thích các nguyên tắc hành động của mình. Và đó là câu đã trở thành nổi tiếng “thời gian thì lớn hơn là không gian”. Ngài viết: “Như thế giúp để làm việc lâu dài, không bị ám ảnh bởi các kết quả phải có ngay lập tức. Nguyên tắc này giúp kiên nhẫn chịu đựng các tình trạng khó khăn và đối nghịch”. Đối với ngài, coi thường chiều dài thời gian là “thành điên” vì cứ bám vào ảo tưởng muốn “giải quyết được mọi chuyện”. Ngược lại, dựa trên thời gian làm cho mình có thể đi tới đàng trước “mà không lo lắng, nhưng với xác quyết rõ ràng và bền lâu”.

“Quyết tâm” đi đến cùng sứ mạng của mình

Cả một chương trình trong triết lý hành động này… Nó trở thành một thực tế nóng bỏng trong ngày kỷ niệm năm năm bầu chọn. Xa rồi thời gian ân sủng của những năm đầu tiên, bây giờ bóng mây đang kéo tới.

Một người thân cận với ngài nói, không được làm nản chí Đức Phanxicô, người đã 81 tuổi, người “có tính điều khiển bẩm sinh” bắt đầu và kết thúc ngày làm việc của mình bằng “những giờ cầu nguyện” đơn độc và thầm lặng. Theo một người khác thì ngài “dứt khoát” đi đến cùng sứ mạng của mình. Ngoài ra thì không còn ai tin lời tiên đoán ngày 13 tháng 3 – 2015 của ngài: “Triều giáo hoàng của tôi sẽ ngắn, 4 hoặc 5 năm. Tôi không biết… Tôi có cảm tưởng Chúa để tôi ở đây một thời gian ngắn và không có gì thêm. Nhưng đó chỉ là cảm tưởng. Tôi luôn để mở cho mọi khả thể”. Cũng ngày hôm đó, ngài cho biết mình sẽ noi gương Đức Bênêđictô XVI khi thấy không còn sức để đi tới. Nhưng ngài luôn có một tinh thần rất Dòng Tên, một chính xác quan trọng và hoàn toàn không ai để ý: “Tôi không thích ý tưởng có một giới hạn tuổi vì chức giáo hoàng là một ân sủng đặc biệt”.

Một ân sủng đặc biệt… Đó là điều ngài cần ngày hôm nay vì bản kết toán triều giáo hoàng của ngài theo “kết quả ngay lập tức” thì chưa được thuyết phục lắm. Bắt đầu bằng hồ sơ chính đầu tiên: cải cách giáo triều, lý do mà ngài được chọn. 

Các hồng y trong cơn lốc

Công trường đầu tiên của cải cách là sát nhập, đang thực hiện trong lãnh vực kinh tế, mười mấy văn phòng của hai siêu bộ: một lo về vấn đề xã hội, một lo về giáo dân. Tuy nhiên không có một khoản nào được thực hiện. Ở cùng một mức độ chi phí, đây đơn thuấn là việc tái tổ chức các sơ đồ tổ chức.

Công trường thứ nhì là thành lập siêu bộ kinh tế. Cấu trúc mới này không thành công trên phủ Quốc Vụ Khanh, đơn vị trung ương của giáo triều nắm giữ đa số các đặc quyền tài chánh của mình. Như thế sự kiểm soát được mong chờ và thống nhất tài chánh của Tòa Thánh không thể đạt được.

Công trường thứ ba là cải cách giáo triều, củng cố việc quản trị toàn thể Giáo hội qua việc thành lập ban cố vấn đặc biệt cho giáo hoàng, hội đồng C9. Gồm các hồng y đa số không ở Rôma, được cho là mang lại làn gió mới và nghĩ rằng sẽ cải cách được giáo triều. Nhưng hội đồng này đang gặp khó khăn. Về mặt đạo đức: ba thành viên chính yếu lại đang bị vấn đề công khai: Hồng y người Úc George Pell (cũng là bộ trưởng kinh tế) đã phải về nước mình để đối diện với các cáo buộc lạm dụng tình dục chống lại mình. Hồng y người Honduras Oscar Maradiaga bị tố cáo có các khoản thu chi không công minh mà ngài đã chính thức phản đối. Còn hồng y người Chi-lê  Francisco Errazuriz bị buộc tội bao che các hành động ấu dâm của một linh mục nổi tiếng…

Các chống đối ngay trong lòng Giáo hội

Hội đồng C9 cũng gặp khó khăn về mặt chiến lược. Đức Phanxicô muốn một Giáo hội “đồng đội”, dân chủ hơn, ít Rôma hơn, ít thuộc về tòa thánh hơn. Đây là việc giải trung tâm để cho các hội đồng giám mục địa phương nhiều sáng kiến hành động hơn. Tuy nhiên chương trình này lại đụng với các ý kiến khác nhau của chính hội đồng C9. Họ lưỡng lự trước khi tuyên bố trong một Tông hiến mới cái chết của chủ nghĩa tập trung Rôma. Vấn đề này thật sự đang được hội đồng C9 soạn thảo. Bối cảnh một quỹ đạo không kiểm soát trong Giáo hội công giáo làm họ lo lắng.

Trong năm năm – 23 lần họp, mỗi lần 3 ngày ở Rôma của hội đồng C9 đã không có gì kinh ngạc được đưa ra. Tuần vừa qua, hội đồng C9 loan báo việc thành lập chức vụ “điều hành viên” cho ban quản trị trung ương của Giáo hội công giáo, đây được xem như một sự công nhận mình bất lực. Vị tổng thư ký này có nhiệm vụ thiết lập các liên hệ chéo giữa phú Quốc Vụ Khanh với hai mươi bộ có khuynh hướng hoạt động riêng biệt và… nhóm chung quanh Giáo hoàng và hội đồng C9 của ngài.

Đó là không kể với gần 2000 nhân viên, giáo triều không đại diện được cho tầm rộng lớn của Giáo hội công giáo. Giáo hội công giáo có một tỷ 400 000 triệu giáo dân trên toàn cầu, gần 20% tổng số dân thế giới. Một Giáo hội thật sự không thu gọn ở Vatican với 5304 giám mục, 415.792 linh mục, 682.729 nữ tu, 219.881 chủng sinh, 368.530 giáo dân truyền giáo, 3.262.768 giáo lý viên, 212.202 trường học công giáo, 47.644 bệnh viện, bệnh xá, các cơ sở xã hội…

Một người Ý rất gần với Đức Phanxicô xin giữ ẩn danh, ông cho biết: “Sẽ là một sai lầm nếu đánh giá Giáo hoàng về cải cách giáo triều Rôma này. Như thế là nhấn mạnh đến cái mà ngài cho là thứ yếu. Trong thực tế, Đức Phanxicô rất tách ra khỏi giáo triều. Ngài nuôi dưỡng sự cô lập mà bộ máy quan liêu đổ lỗi cho ngài. Đối với ngài, giáo triều là một cơ quan, không phải để chỉ huy nhưng để phục vụ Giáo Hội. Ngài không muốn bị giam hãm. Ngài không cho giáo triều là quan trọng”.

Trên thực tế, từ năm 2013, tất cả các bài diễn văn chúc mừng giáo triều là dịp để ngài tấn công. Tháng 11 năm 2017, Đức Phanxicô thậm chí còn đả kích “những người phản bội” trong ban quản trị của ngài. Giáo triều làm điều tốt cho ngài, không thể quy là họ chống ngài vì đa số nhân viên làm việc một cách chính trực. Ngược lại, chữ “chế độ quyền uy” càng ngày càng nghe nói về ngài. Một nhân chứng trực tiếp than phiền một “bầu khí độc hại, hãi sợ, nơi mọi người dè chừng lẫn nhau”.

Nhưng cải cách đích thực của Đức Phanxicô là trận chiến “chính trị”, xa vũ trụ nhỏ bé này. Ngài làm việc cho một “Giáo hội nghèo, cho người nghèo”. Ngài muốn thay đổi hình ảnh Giáo hội công giáo trưởng giả, giảng đạo đức và hy vọng kéo được nhiều người về với Giáo hội nhiều nhất có thể, không bỏ một ai. Trong môi trường công giáo, nhiều người trách ngài tạo “hoang mang về giáo điều”, một chuyện chưa từng có và nghịch lý với một Giáo hoàng. Nhưng cho đến bây giờ, không có gì làm cho ngài đi trệch.

Do đó trận chiến của ngài, qua thượng hội đồng gia đình để những người ly dị tái hôn được rước lễ nếu họ muốn thực sự đến với Giáo hội. Do đó việc bỏ Viện Gioan-Phaolô và sắp tới việc xem lại Thông điệp Sự sống Con người, Humanae Vitae, về biện pháp tránh thai, hai biểu tượng lớn của một mục vụ từ nay từ chối đặt đạo đức tình dục lên hàng đầu. Do đó trong hai thượng hội đồng sắp tới, thượng hội đồng giới trẻ và ơn gọi (2018) và thượng hội đồng Amazzonia (2019) – mở chức thánh ra cho các ông đã lập gia đình để đáp ứng nhu cầu linh mục cho những nước thiếu linh mục, mà không loại bỏ bậc sống độc thân của linh mục.

Đưa tay ra với hồi giáo

Một trận chiến khác của Đức Phanxicô, được công chúng biết đến nhiều – nhưng thường bị vứt bỏ, như các cuộc bầu cử gần đây ở Ý cho thấy một cách gay gắt -, ngài đưa tay ra với hồi giáo và luôn kêu gọi nên đón nhận người tị nạn và di dân tốt hơn.

Cuối cùng, một trở ngại cuối cùng nhưng không phải là trở ngại nhỏ, đã mở ra một cách bất ngờ từ năm năm nay. Trong khi mọi người nghĩ vấn đề ấu dâm nói chung đã được giải quyết, thì bây giờ lại có một vụ khác chống lại Giáo hội: vụ im lặng của hàng giám mục, từ lâu họ quản lý các linh mục đi săn trẻ em.

Chuyến đi Chi-lê gần đây của Đức Phanxicô đã hoàn toàn bị dẫm mìn vì ngài ủng hộ công khai Giám mục Juan Barros bị buộc tội bao che linh mục Fernando Karadima phạm tội ấu dâm. Mà những vụ như vụ Barros thì có khả năng có khắp nơi. Trận chiến mới này thật sự gay go. Và lần này đụng đến uy tín của cấp cao nhất, kể cả các giám mục, kể cảcác giáo hoàng…

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch